BỆNH MẮT CÁ CHÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

  Câu hỏi: Bệnh mắt cá chân có nguy hiểm không và cách chữa bệnh mắt cá chân

Bệnh mắt cá chân là loại bệnh khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên, nó lại gây ra khá nhiều rắc rối cho những người mắc căn bệnh này như cảm giác đau đớn khi chúng ta ấn mạnh vào chúng. Bệnh mắt cá chân xuất hiện khi bạn không đi đúng size giày khiến các ngón chân bị đè nén làm cho mụn cóc xuất hiện. Vậy căn bệnh này có nguy hại đến sức khỏe không? Và cách chữa trị thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh mắt cá chân là gì ?

Bệnh mắt cá chân là loại bệnh mang dấu hiệu là một loại bệnh dày sừng tập tung ở lòng bàn chân, xuất hiện dưới dạng mụn cóc có thể được nhìn thấy. Các mắt cá như một khối sừng nhỏ nổi cao trên bề mặt da có màu vàng mủ và bề mặt hơi sần. Các mụn cóc này hình thành từ những u nhỏ lành tính ở lớp thượng bì bởi loại virus HPV (Human Papilloma Virus). Loại vius này xâm nhập ở những vết chày xước ở trên da. Chúng phát triển sau nhiều tháng rồi chúng ta mới được nhìn thấy và cần được điều trị triệt để nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra như nhiễm trùng.

Bệnh mắt cá chân không có khả năng lây lan, nhưng người bị nhiễm nếu không cẩn thận sẽ bị nhiễm trùng và lây sang các vùng khác. Và những mụn cóc ở bàn chân thường sâu hơn, ít đau, xuất hiện nhiều, nếu để ý kĩ thấy có gai nhỏ và chấm đen.

Triệu chứng của bệnh

Thông thường, nhiều người hay có nhầm lẫn rằng bệnh mắt cá chân là chai chân. Tuy nhiên, đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Như ta thấy chai chân là một loại bệnh có những triệu chứng dày sừng ở vùng gang bàn chân, những vị trí của bệnh mắt cá chân cũng tương tự như chai chân thường được xuất hiện tại những vùng hay bị ma sát, bị vật thể khác đè nặng ở các vùng như các đầu ngón tay hoặc chân, hay mu ở khớp bàn đốt... Chính vì đặc điểm như có đám dày sừng, màu hơi vàng nhạt và nổi lên khỏi bề mặt bàn chân, chạm vào thấy cứng và có nhân bên trong nên nhiều người nhầm tưởng bệnh mắt cá chân là chai chân.

Điểm khác nhau đó là bệnh mắt cá chân thường có biểu hiện đau rát khi di chuyển hay khi ấn mạnh vào trong khi vết chai chân thì không đau. Hơn thế, khác với chai chân, dấu hiệu nhận biết bệnh đó là bệnh mắt cá chân không có sự xuất hiện của các đường vân trên da.
Bệnh mắt cá chân không trừ bất kì một đối tượng nào, ai cũng có thể bị mắc phải nhưng chủ yếu lại tập trung ở trẻ em vì sự hiếu động của trẻ con dễ dẫm vào nhưng vật thể lạ.

Cách phòng tránh bệnh

- Loại bỏ những đôi giày quá chật hay những đôi giày quá cao không phù hợp với bạn. Nên lựa chọn những loại giày thông thoáng vào mùa hè để giúp chân được thư giãn.
- Nếu bạn phải thường xuyên đi giày hay giày cao gót vì tính chất công việc thì nên sử dụng thêm tất hay miếng lót giày để tránh tổn thương có chân
- Khi phát hiện bệnh cần đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Bệnh sẽ lây lan nếu không được chữa trị kịp thời

Một số phương pháp chữa bệnh

- Phương pháp đầu tiên đó là đốt bằng laser sẽ khoét hết ổ viêm gây bệnh và dùng thuốc bôi nhưng sau khoảng 2 tháng thì vết thương đốt mới lành nhưng dễ bị tái phát lại và khi ấn vào vẫn thấy đau

- Sử dụng các loại cao dán mang thành phần salicylic acid 40% để làm tiêu đi lớp vải sừng – phương pháp này được coi là cách thức tối ưu nhất để loại bỏ căn bệnh này.
- Phẫu thuật gây tê tại chỗ để phẫu thuật và lấy đi lớp sừng cùng lớp nhân bên trong, sau đó khâu lại và đợi từ 8 đến 10 ngày sẽ cắt chỉ.

- Tuy nhiên, bệnh mắt cá chân mà do xương thừa tạo thành thì phải phẫu thuật loại bỏ lớp xương này đi. Hoặc bạn có thể áp dụng chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) – chính là khi nito đã được hóa lỏng ở nhiệt độ 196 độ C theo đơn của bác sĩ. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây phồng da và đau nhiều ngày sau khi chấm nên bạn chỉ nên chấm 1 lần từ 1 đến 2 tuần.

Lời khuyên

Với những kinh nghiệm và kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên mong rằng đã cho bạn một cái nhìn chính xác về căn bệnh mắt cá chân. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Vì vậy, bạn nên biết những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh cũng như đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị khi phát hiện ra bệnh.

TIN NỔI BẬT


Copyright © 2017. FLC Green Home, Design by Blog Đẹp